Recent Posts

CHIÊM NGHIỆM 1

Nothing is too small to know, and nothing too big to attempt.

CHIÊM NGHIỆM 2

"Thứ nhất là hỏng bu-gi, thứ hai là hỏng cái gì bên trong Nếu đã thay tất cả mà không hết bệnh thì chỉ có thay thợ."

CHIÊM NGHIỆM 3

Trong cơ khí là dung sai cho phép Nhưng em cần tuyệt đối phải không em

CHIÊM NGHIỆM 4

Cùng bạn đọc, Blog này, do nhóm những người yêu nghề cơ khí, góp nhặt một ít thông tin trong quá trình sống với nghề. Cố gắng viết lại, chia sẻ những kinh nghiệm như một cách cảm ơn cuộc sống. Những thông tin tìm thấy trên mạng xin phép trích lại để bạn đọc tham khảo. Nhóm Biên tập mong được bạn đọc góp ý. Trân trọng,

CHIÊM NGHIỆM 5

Lạc đường không đáng sợ, đáng sợ nhất là không biết mình đi đâu. Một khi bạn đã quyết tâm đi đến cùng, thì hướng nào cũng sẽ đến đích.

Thứ Tư, 14 tháng 8, 2019

Tính toán Dầm thép hình chữ H, I theo TCVN

Tính toán Dầm thép hình chữ H, I theo TCVN

Gửi các bạn bảng Excel tính toán, kiểm tra cấu kiện Dầm thép hình (tiết diện đặc chữ H, I). Nội lực tác dụng gồm: Mô men (M), Lực dọc (N), Lực cắt (V).

+ Lý thuyết tính toán dầm thép hình

1. Các thông số đầu vào
2. Xác định đặc trưng hình học tiết diện
  • Diện tích tiết diện A, diện tích bản cánh AW, diện tích bản bụng Af
  • Mô men quán tính IXIY
  • Mô men kháng uốn WX
  • Mô men tĩnh SfSX
  • Bán kính quán tính iXiY
  • Độ mảnh λXλY, …
3. Kiểm tra bền tiết diện
+ Kiểm tra khả năng chịu nén uốn
Công thức kiểm tra:  σ = N/A + M/Wx ≤ f.γc
trong đó:
  • f: cường độ tính toán của thép
  • γc: hệ số phụ thuộc điều kiện làm việc của kết cấu thép
+ Kiểm tra khả năng chịu cắt
Công thức kiểm tra:     τmax = (V.SX) / (IX.tw) ≤ fvc
trong đó:
  • fv: cường độ tính toán chịu cắt của thép
+ Kiểm tra khả năng chịu uốn cắt đồng thời
Công thức kiểm tra:
cot-thep-nen-lech-tam-tcvn-1
Với:    σ1 = hw.σ / h
          τ1 = (V.Sf) / (IX.tw)
trong đó:
  • hw : là chiều cao tính toán của bản bụng. hw = h – 2.tf
4. Kiểm tra điều kiện ổn định tổng thể
a. Xác định các thông số:
+ Độ lệch tâm tương đối: mx = (M.A)/(Wx.N)
+ Độ lệch tâm tính đổi: me = η.mx
Trong đó:
  • η: hệ số ảnh hưởng hình dạng tiết diện. Tiết diện đặc (chữ H, I) lấy theo Sơ đồ 5, Bảng D.9, Phụ lục D, TCVN 5575:2012
cot-thep-nen-lech-tam-tcvn-4
Với:
  • Af: diện tích một bản cánh
  • Aw: diện tích bản bụng
Chú ý: Khi dầm chịu kéo (N+) hoặc khi chịu nén (N-) có (me > 20, mx > 20) thì kiểm tra ổn định tổng thể của dầm theo công thức sau: M/(φb.Wx) ≤ f.γc
b. Điều kiện ổn định tổng thể ngoài mặt phẳng uốn
Công thức kiểm tra điều kiện ổn định tổng thể ngoài mặt phẳng uốn theo mục 7.4.2.4 – TCVN 5575:2012 : N/(c.φy.A) ≤ f.γc
+ Khi mx ≤ 5: c = β/(1 + α.mx), các hệ số a và b lấy theo bảng 16 – TCVN 5575:2012
cot-thep-nen-lech-tam-tcvn-3
+ Khi mx ≥ 10: c = 1/(1+mxyb), với φb là hệ số lấy theo mục 7.2.2.1, xác định theo phụ lục E – TCVN 5575:2012
+ Khi 5 < mx < 10: c = c5.(2 – 0,2.mx) + c10.(0,2.mx – 1)
  • c5: được tính theo các công thức của trường hợp mx ≤ 5 với mx = 5
  • c10 : được tính theo các công thức của trường hợp mx ≥ 10 với mx = 10
b. Trong mặt phẳng uốn
Công thức kiểm tra điều kiện ổn định tổng thể trong mặt phẳng uốn theo mục 7.4.2.2 – TCVN 5575:2012 : N/(φe.A) ≤ f.γc
Đối với tiết diện dầm đặc (chữ H, I), hệ số φe được lấy theo Bảng D.10, Phụ lục D, 
TCVN 5575:2012.
5. Kiểm tra điều kiện độ mảnh
a. Khi dầm chịu nén
Độ mảnh giới hạn của dầm theo Bảng 25 – TCVN 5575-2012:
λmax ≤ [λ] = 180 – 60.α           , với α = N / (φ.A.f.γc)
trong đó:
  • λmax = (λx, λy)
  • φ: là hệ số uốn dọc đã xác định ở mục 4. Giá trị của φ lấy không nhỏ hơn 0,5.
cot-thep-nen-dung-tam-tcvn-7
b. Khi dầm chịu kéo
Độ mảnh giới hạn của dầm theo Bảng 26 – TCVN 5575-2012:
λmax ≤ [λ] = 400
dam-thep-hinh-i-tcvn-2
6. Kiểm tra điều kiện ổn định cục bộ
Điều kiện ổn định cục bộ bản cánh
Công thức kiểm tra theo mục 7.6.3 – TCVN 5575:2012b/ tf  ≤  [b/ tf]
dam-thep-hinh-i-tcvn-5
trong đó:
  • bo : là chiều rộng tính toán của bản cánh, bằng khoảng cách từ biên của bản bụng đến mép của bản cánh. bo = (b – tw)/2
  • Tỉ số bo/tf không được lớn hơn các giá trị xác định theo các công thức trong Bảng 34:
dam-thep-hinh-i-tcvn-3
Điều kiện ổn định cục bộ bản bụng
Công thức kiểm tra theo mục 7.6.1 – TCVN 5575:2012:  h/ tw  ≤  [h/ tw]
trong đó:
  • hw : là chiều cao tính toán của bản bụng. hw = h – 2.tf
dam-thep-hinh-i-tcvn-4
7. Điều kiện bố trí gia cường sườn ngang khi không thỏa mãn điều kiện ổn định cục bộ bản bụng
Theo mục 7.6.1.1 – TCVN 5575:2012, khi bản bụng của dầm có hw/tw > 3,2√(E/f) thì phải gia cường bằng các sườn cứng ngang đặt cách nhau một khoảng từ 2,0.hw.
Kích thước của các sườn cứng ngang lấy theo mục 7.6.1.1:
  • khi bố trí cặp sườn đối xứng, chiều rộng của sườn bs ≥ hw/30 + 40mm
  • khi bố trí sườn một bên, chiều rộng của sườn bs ≥ hw/24 + 50mm
  • chiều dày của sườn t≥ 2.bs.√(f/E)
8. Kiểm tra đường hàn liên kết bản bụng và bản cánh