Recent Posts

CHIÊM NGHIỆM 1

Nothing is too small to know, and nothing too big to attempt.

CHIÊM NGHIỆM 2

"Thứ nhất là hỏng bu-gi, thứ hai là hỏng cái gì bên trong Nếu đã thay tất cả mà không hết bệnh thì chỉ có thay thợ."

CHIÊM NGHIỆM 3

Trong cơ khí là dung sai cho phép Nhưng em cần tuyệt đối phải không em

CHIÊM NGHIỆM 4

Cùng bạn đọc, Blog này, do nhóm những người yêu nghề cơ khí, góp nhặt một ít thông tin trong quá trình sống với nghề. Cố gắng viết lại, chia sẻ những kinh nghiệm như một cách cảm ơn cuộc sống. Những thông tin tìm thấy trên mạng xin phép trích lại để bạn đọc tham khảo. Nhóm Biên tập mong được bạn đọc góp ý. Trân trọng,

CHIÊM NGHIỆM 5

Lạc đường không đáng sợ, đáng sợ nhất là không biết mình đi đâu. Một khi bạn đã quyết tâm đi đến cùng, thì hướng nào cũng sẽ đến đích.

Thứ Hai, 17 tháng 6, 2019

Khởi nghiệp .. xin đừng như con ếch

"Ví thử đường đời bằng phẳng cả
Anh hùng hào kiệt có ai hơn".
Không bằng lòng với những gì mình đang có tôi luôn đi tìm cho mình những kiến thức mới, những cơ hội và thách thức mới, tôi không cam chịu là một con ếch ngồi dưới đáy cái giếng của mình và hạnh phúc với bầu trời mình đang nhìn thấy.
Kết quả hình ảnh cho dung nhu con ech
Khởi nghiệp .. xin đừng như con ếch
Với công việc là nhà tư vấn và xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp, tôi cũng có được sự may mắn là được tiếp xúc với rất nhiều các ông chủ của mình. Mỗi người luôn mang lại cho tôi những cảm xúc và suy nghĩ khác nhau về công việc và về cuộc sống, cũng từ đó tôi nhận thấy mình là một ếch trong một cái giếng bé tẹo và tội nghiệp với một bầu trời nhỏ bé bên trên.

Tôi luôn bị thôi thúc và cố gắng nhảy ra khỏi cái giếng nhỏ bé ấy, và nhiều lúc tôi cũng đã nghĩ mình đã nhảy ra được khỏi cái giếng ấy, nhưng khi suy nghĩ lại thì tôi lại thấy mình chẳng thể thoát ra được những cái giếng ấy, tôi chẳng qua là nhảy từ cái giếng nhỏ sang một cái giếng to hơn mà thôi. Thế giới vô tận, càng đi càng tìm hiểu và tiếp xúc nhiều thì khi tĩnh tâm và suy nghĩ lại, tôi lại cảm thấy mình thật nhỏ bé, tầm thường.
“Xách ba lô lên và đi" của Huyền Chíp, tôi chưa đọc quyển sách này nhưng cũng có theo dõi các sự kiện và các bài viết xung quanh vụ lùm xùm này thì tôi nhận thấy rằng, ba lô không quan trọng bằng một cái đầu được đổ đầy kiến thức. Bạn chẳng thể đến một quốc gia chụp một vài tấm ảnh và thở hắt lên rằng, ừ tôi đã đến đó đấy, vậy thì con ếch vẫn chỉ ở cái giếng hiện tại của nó mà thôi.
Trong cuốn “Bí ẩn về con chó lúc nửa đêm” (The Curious Incident of the Dog in the Night-Time) của tác giả Mark Haddon. Cậu bé Christopher Boone đã miêu tả rằng thay vì cứ đua nhau đi du lịch sao không sống chậm lại, quan sát kỹ đời sống xung quanh, ta sẽ nhận thấy tràn đầy những điều mới mẻ mỗi ngày, học được khối thứ từ những người xung quanh và con ếch sẽ nhảy ra khỏi cái giếng của mình để đến với cái giếng to hơn.
Cách đây gần 10 năm tôi cũng hừng hực khí thế khi đặt ra vấn đề khởi nghiệp, ngoài đôi mươi tràn đầy sức trẻ và sự nóng vội trong việc kinh doanh, không màng tới các lời khuyên (có cả tốt và không tốt), không đồng vốn, không kiến thức kinh doanh, không chiến lược sản phẩm, không bài toán về thương hiệu, không nhân viên, từ chối mọi lời đề nghị chung vốn kinh doanh... tôi như một con ếch bé nhỏ luôn muốn nhảy ra khỏi cái giếng để tim tới một cái giếng to lớn hơn, tuy nhiên việc cứ nhảy hoài mà chẳng có định hướng mục tiêu không có sự chỉ đường dẫn lối thì cũng giống như bạn đang đi giữa một sa mạc rộng lớn mà chẳng biết đi về đâu.

Khởi nghiệp là điều nên làm và cần phải làm khi bạn đang còn trẻ, tuy nhiên cũng giống như mọi cuộc hành trình khác, bạn chẳng thể vác ba lô lên mà đi trong khi cái đầu của bạn trống rỗng được. Như cá vượt vũ môn, như ếch nhảy ra khỏi miệng giếng, như một người đi trên sa mạc rộng lớn, bạn sẽ thất bại và cay đắng nhận ra rằng khởi nghiệp không hề dễ dàng như những lời khuyên từ các CEO thành danh khác. Người ta khuyên bạn cứ làm đi nhưng chẳng vì thế mà chẳng chịu bổ sung kiến thức, vốn liếng, kinh nghiệm ... cứ như con thiêu thân lao vào bóng đèn cao áp thì thật tai hại, bạn không nên khởi nghiệp thất bại và tệ hại hơn nữa là ôm theo một cục nợ mà làm bạn không thể đứng dậy được nữa, một cú ngã mà cả đời bạn cứ liêu xiêu không sao đứng dậy lên được.
Tôi là một con ếch, bạn cũng thế thôi đều là một con ếch nằm trong cái giếng của mình. Chúng ta chỉ khác nhau là ở chỗ giếng của bạn to hơn hay nhỏ hơn mà thôi, tự tin và tự hào về bản thân là điều nên làm nhưng đừng để cái tôi cá nhân quá lớn khiến cho con ếch quên đi rằng cái giếng của mình đang ngày một nhỏ lại và tự sướng với bầu trời hạnh phúc nhỏ bé kia. Thật tội nghiệp cho con ếch.

Mai Quang Quỳnh
Giám đốc sáng tạo AzlogoBrand

Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2019

Tiêu chuẩn ASTM

Tiêu chuẩn ASTM

Tiêu chuẩn ASTM

ASTM là gì?

ASTM là viết tắt của “American Society for Testing and Materials” – tên của “Hiệp hội vật liệu và thử nghiệm Hoa Kỳ”. Đây là tổ chức quốc tế lớn nhất thế giới được thành lập vào năm 1898 bởi những người đứng đầu các ngành khoa học, kỹ thuật nước Mỹ. Trụ sở chính của tổ chức này được đặt ở Conshohocken, Pennsylvania, cách Philadelphia 5 dặm về phía Tây Bắc.
ASTM là tổ chức chuyên phát triển và xuất bản các tiêu chuẩn kỹ thuật đồng thuận tự nguyện cho hàng loạt các vật liệu, sản phẩm, hệ thống và dịch vụ trên thế giới. Chính vì ậy, tổ chức quốc tế ASTM đóng vai trò quan trọng như hệ thống thông tin hướng dẫn thiết kế, sản xuất và kinh doanh trong nền kinh tế toàn cầu.
Tổ chức ASTM ra đời trước các tổ chức tiêu chuẩn hóa khác như: BSI (1901), DIN (1917) và AFNOR (1926). Nó có vai trò ảnh hưởng so với các tổ chức tiêu hóa khác và là tổ chức tiêu chuẩn hóa lớn nhất thế giới. Với quy trình thống nhất, ASTM đảm nhiệm việc hỗ trợ hàng ngàn ủy ban kỹ thuật tự nguyện với hơn 12000 tiêu chuẩn.
Năm 2001, ASTM đổi tên thành ASTM International để thể hiện tính toàn cầu về tiêu chuẩn.
Năm 2005, ASTM kết hợp với Citation Technologies, tạo ra một thư viện online cho các tiêu chuẩn về môi trường.
Năm 2008, ASTM xuất bản các tiêu chuẩn về tính năng kỹ thuật của nhiên liệu Biodiesel.
Năm 2009, các tổ chức phát triển các tiêu chuẩn AAMI, ANSI, ASTM và DIN kết hợp với nhau tạo ra một dữ liệu về các tiêu chuẩn về thiết bị y tế.
Tiêu chuẩn ASTM
Tiêu chuẩn ASTM

Vậy tiêu chuẩn ASTM là gì?

Tiêu chuẩn ASTM

Tiêu chuẩn này đóng vai trò như một giấy thông hành trong chiến dịch thương mại toàn cầu hóa của một doanh nghiệp. Tiêu chuẩn ASTM có thể góp phần làm nâng cao năng lực cạnh tranh của các tổ chức doanh nghiệp cho dù đó là doanh nghiệp lớn hay nhỏ.
Tại Việt Nam, tiêu chuẩn của tổ chức quốc tế ASTM tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai các tiêu chuẩn quốc gia. Chiếu theo phúc trình hàng năm do Tổng Cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng (STAMEQ) trình lên ASTM International. STAMEQ là cơ quan phụ trách tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam trực thuộc Bộ Khoa Học và Công Nghệ.  ASTM International và STAMEQ đã ký bản ghi nhớ vào năm 2004.
Theo Ông Ngô Quý Việt, Tổng Cục Trưởng STAMEQ, trên 2.000 tiêu chuẩn của ASTM International về kiến trúc và xây dựng, nhựa dẻo, cao su, dầu lửa và thép đã được sử dụng tại Việt Nam từ năm 2006. Ngoài ra, nhân viên ASTM đã tham gia vào các cuộc hội thảo về tiêu chuẩn và thương mại và đã tiến hành các khóa huấn luyện kỹ thuật ASTM ở  Việt Nam và vào năm 2006, ASTM đã mời một chuyên viên về tiêu chuẩn của STAMEQ đến tham quan đại bản doanh của ASTM International trong một tháng.

Các tiêu chuẩn do tổ chức quốc tế ASTM tạo ra có 6 chủ đề chính

  • Tiêu chuẩn về tính năng kỹ thuật.
  • Tiêu chuẩn về phương pháp kiểm nghiệm, thử nghiệm.
  • Tiêu chuẩn về thực hành.
  • Tiêu chuẩn về hướng dẫn.
  • Tiêu chuẩn về phân loại.
  • Tiêu chuẩn về các thuật ngữ.

Hàng năm, ASTM xuất bản cuốn “The Annual Book of ASTM Standards” với đĩa CD và phiên bản online. Cuốn sách này bao gồm 15 lĩnh vực:

  1. Các sản phẩm sắt thép
  2. Các sản phẩm kim loại màu
  3. Quy trình phân tích và phương pháp kiểm tra kim loại
  4. Xây dựng
  5. Các sản phẩm dầu mỏ, dầu nhờn và nhiên liệu khoáng
  6. Sơn, hợp chất thơm và các hợp chất phủ
  7. Dệt may
  8. Nhựa Plastics
  9. Cao su
  10. Điện tử và cách điện
  11. Công nghệ môi trường và nước
  12. Năng lượng địa nhiệt, mặt trời và hạt nhân
  13. Dịch vụ và dụng cụ y tế
  14. Thiết bị và phương pháp nói chung
  15. Các sản phẩm nói chung, hóa học và sản phẩm sử dụng cuối cùng.
ASTM không tham gia vào yêu cầu thực thi hoặc tuân thủ các tiêu chuẩn của tổ chức. Tuy nhiên, hợp đồng với các tập đoàn hoặc chính phủ có thể chỉ định việc tuân thủ một tiêu chuẩn cụ thể. Ví dụ: tất cả đồ chơi được bán tại Hoa Kỳ phải đáp ứng các thông số kỹ thuật của ASTM F963. Tiêu chuẩn an toàn tiêu dùng đối với đồ chơi theo đạo luật cải thiện an toàn sản phẩm tiêu dùng của Chính phủ Hoa Kỳ năm 2008.
Mới đây vào tháng 9/2018, tổ chức ASTM đã công bố danh mục tiêu chuẩn quốc tế ASTM được phê duyệt mới.
Tiêu chuẩn ASTM trong sản xuất thép không gỉ
Tiêu chuẩn ASTM trong sản xuất thép không gỉ

Tại sao cần áp dụng tiêu chuẩn ASTM?

Tiêu chuẩn ASTM tạo ra sự thuận tiện về hợp tác cho các quốc gia, chúng giúp tạo điều kiện về môi trường, kinh tế, sức khỏe và sự an toàn để từ đó giúp các doanh nghiệp vươn xa hơn, nắm bắt được cơ hội mới, các đối tác mới cũng như khách hàng mới.
Tiêu chuẩn ASTM còn giúp cải thiện cuộc sống của mỗi người bằng việc không ngừng kinh doanh sáng tạo, nâng cao hiệu suất giúp mọi người luôn an tâm, tự tin vào những thứ họ đi mua và sử dụng.
Ngày nay, đa phần các doanh nghiệp đều sử dụng tiêu chuẩn ASTM cho các ngành kỹ thuật của mình, đặc biệt là khi những ngành công nghiệp mới như công nghệ nano, công nghệ sinh học… ra đời.
Hy vọng bài viết có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn này, cũng như áp dụng đúng các tiêu chuẩn để có một sản phẩm tốt nhất. Đồng thời giúp bạn đưa sản phẩm ra thị trường quốc tế, thêm đối tác mới, khách hàng mới cho doanh nghiệp của mình.

Khối lượng riêng của Inox

Khối lượng riêng của Inox

Khối lượng riêng là gì?

Đầu tiên bạn cần phân biệt rõ 2 khái niệm: khối lượng và khối lượng riêng.
“Khối lượng đồng thời là một tính chất vật lí của một khối vật chất và thước đo quán tính của vật đối với gia tốc khi bị một hợp lựctác dụng vào. Nó đồng cũng quyết định lực hút trọng lực của vật này lên vật khác.” (Nguồn: vi.wikipedia.org)
Hiểu theo cách đơn giản hơn, khối lượng của một vật chính là số đo cân nặng của vật đó tại một thời điểm nhất định trên Trái đất.
Vậy khối lượng riêng là gì?
Khối lượng riêng (tiếng Anh: Density), còn được gọi là mật độ khối lượng, là một đặc tính về mật độ khối lượng trên một đơn vị thể tích của vật chất đó, là đại lượng đo bằng thương số giữa khối lượng (m) của một vật làm bằng chất ấy (nguyên chất) và thể tích (V) của vật.
Cụ thể khối lượng riêng tại một vị trí trong vật được tính bằng khối lượng của một thể tích vô cùng nhỏ nằm tại vị trí đó, chia cho thể tích vô cùng nhỏ này. Nếu chất đó có thêm đặc tính là đồng chất thì khối lượng riêng tại mọi vị trí là như nhau và bằng khối lượng riêng trung bình.
Khối lượng riêng của Inox
Khối lượng riêng của Inox

Công thức tính khối lượng riêng như sau:

Công thức  
Trong đó: D là khối lượng riêng, đơn vị ; m là khối lượng, đợn vị ; V là thể tích, đơn vị 

Tỷ trọng/ tỷ khối là gì?

Tỷ trọng hay tỷ khối tức là tỉ lệ giữa  mật độ hoặc khối lượng riêng của một chất nào đó so với mật độ hoặc khối lượng riêng của nước ở 4°C. Tỷ trọng của Inox cũng được xác định theo nguyên tắc này.
Theo ASTM: tỷ trọng được xác định ở 60 độ F tức ở 15,6 độ
Trong thực tiễn, nhiều phép đo khối lượng riêng được thực hiện bằng việc so sánh với nước; vì khối lượng riêng của nước xấp xỉ bằng 1000kg/mét khối, một con số dễ nhớ, dễ sử dụng trong chuyển đổi sang hệ đo lường quốc tế.
Ví dụ: tỷ khối của dầu là 0,8, của nhôm là 2,7…
Việc xác định khối lượng riêng của 1 chất sẽ giúp bạn dễ dàng xác định được cấu tạo của chất đó nhờ thông số của nó trong bảng khối lượng riêng. Và ngược lại, để xác định khối lượng của những vật chât có kích thước lớn bạn cần biết được khối lượng riêng của chất đó là bao nhiêu.
Bảng khối lượng riêng của một số kim loại
CHẤT RẮNKHỐI LƯỢNG RIÊNG
Magie 1740
Nhôm2700
Kẽm7140
Sắt7800
Đồng8920
Chì 11300
Bạc10500
Vàng19300

Khối lượng riêng của inox là bao nhiêu? 

Inox (thép không gỉ) là hợp kim của sắt với niken và một số thành phần khác. Trong ứng dụng thực tế, khối lượng của Inox được xác định dựa vào tỷ trọng của Inox. Do đó, những loại Inox khác nhau sẽ có tỷ trọng khác nhau, và cách tính khối lượng riêng của inox cũng không giống nhau. 
Hiện nay Inox 304 là loại Inox được ứng dụng rộng rãi nhất trong đời sống. Chúng được sản xuất dưới nhiều dạng để đáp ứng nhu cầu khác nhau. Inox 304 hiện nay chiếm khoảng 1/2 sản lượng thép không gỉ trên toàn cầu. Chính vì tuổi thọ của Inox 304 rất cao, có tính chất đặc biệt nên nó được dùng nhiều nhất. Nó không bị ăn mòn trong điều kiện mưa gió, nắng hay những tác động khác. Ngoài ra  Inox 304 còn mang lại độ sang trọng, thẫm mỹ cho các công trình hiện đại.
Bên cạnh đó, Inox 304 còn có tính chịu lực cao, tránh các va đập mạnh. Nó có khả năng gia công tuyệt vời, có thể uốn, cán theo mong muốn. Vì vậy Inox 304 luôn là lựa chọn hàng đầu trong các công trình lớn nhỏ. Vậy khối lượng riêng của Inox 304 được xác định như thế nào?
Ứng dụng của Inox 304
Ứng dụng của Inox 304
Khối lượng riêng của Inox được xác định bởi tỷ trọng/ tỷ khối của inox nhân với 1000.

Cách tính khối lượng của Inox 304 tấm, ống, la, cây đặc…

Ký hiệu:
M: khối lượng     T: độ dày     L: chiều dài      W: chiều rộng    Ø: đường kính ngoài
ρ (rô) : tỷ trọng (Tỷ trọng của inox 304  là 7.93kg/dm3
Ống inox 304M = (Ø – T) * T * 3.14 * ρ * L
Tấm/ thanh la inox 304:M = T * W * L x ρ
Hộp vuông, chữ nhật inox 304:M = (C1 +C2) * 2 * T * ρ * L (C1, C2: cạnh 1, cạnh 2)
V inox 304:M = (W – T) * 2 * T * ρ * L
Lap inox 304M = (Ø/2) * (Ø/2) * 3.14 * ρ * L
Inox cây đặc tròn/ DâyM = 0.7854 * Ø *Ø * ρ * L
Inox cây đặc vuôngM = W* W * ρ * L
Inox cây đặc lục giácM = 0.866 * ID * L* ρ (với ID là đường kính trong)

Bảng tỷ trọng của thép và các loại Inox

Tỷ trọng của thép và các loại Inox / đơn vị: g/cm3
Thép Carbon7.85
Inox 201/202/301/302/303/304(L)/305/3217.93
Inox 309S/310S/316(L)/3477.98
Inox 405/410/4207.75
Inox 409/430/4347.70
Như vậy, để tính khối lượng hoặc khối lượng riêng của Inox 201 hay inox 316. Bạn chỉ cần thay đổi số tỷ trọng vào công thức. Hy vọng các bạn có thể áp dụng các công thức trên một cách dễ dàng trong công việc.

CO CQ là gì? Phân biệt C/O và C/Q

CO CQ là gì? Phân biệt C/O và C/Q

CO CQ là gì? Đó là hai thuật ngữ thường gặp nhất trong ngành xuất nhập khẩu, đặc biệt là ngành thép không gỉ. Chứng chỉ CO, CQ là những giấy tờ không thể thiếu trong hồ sơ chứng chỉ xuất xưởng của hàng hóa, sản phẩm. Vậy CO CQ là gì và chúng có ý nghĩa như thế nào trong hồ sơ xuất nhập khẩu hàng hóa?

CO là gì?

Thuật ngữ CO là viết tắt của cụm từ Certificate of Origin có nghĩa là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Đây là chứng từ được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cho hàng hóa xuất khẩu được sản xuất tại chính nước đó. Vì vậy, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải tuân thủ theo quy định của nước xuất khẩu và nước nhập khẩu hàng hóa đó.
Tuy nhiên, đối với C/O do nhà sản xuất cung cấp, là dạng không chính thống nên không được hưởng các chế độ ưu đãi thuế quan của các nước nhập khẩu hàng hóa đó.

Mục đích của giấy chứng nhận hàng hóa (C/O)

Trong nền kinh tế toàn cầu như hiện nay, việc cung cấp CO giúp chứng minh xuất xứ hàng hóa, hợp pháp về thuế quan. Ngoài ra nó còn thể hiện sự tôn trọng các quy định khác của pháp luật về xuất nhập khẩu của nước nhập khẩu và nước xuất khẩu.

Nội dung cơ bản của Certificate of Origin (CO)

Một mẫu chứng nhận xuất xứ chuẩn sẽ thể hiện các nội dung sau:
  • Loại chứng nhận
  • Thông tin công ty xuất khẩu và nhập khẩu
  • Hình thức vận chuyển (by Sea / air)
  • Tiêu chí hàng hóa
  • Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về nước xuất khẩu

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp phát C/O tại Việt Nam?

Cơ quan có đủ thẩm quyền cấp phát C/O cho doanh nghiệp xuất khẩu tại Việt Nam là Bộ Công thương. Bên cạnh đó, Bộ có thể ủy quyền cho một số cơ quan, tổ chức đảm nhận công việc này. Và mỗi cơ quan được ủy quyền được phép cấp một số loại C/O nhất định.
Ví dụ:
  • Phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam VCCI: Cấp C/O form A, B…
  • Các Phòng Quản lý XNK của Bộ Công thương: cấp C/O form D, E, AK …
  • Các Ban quản lý KCX – KCN được Bộ Công thương ủy quyền: cấp C/O form D, E, AK…

Các mẫu C/O áp dụng tại Việt Nam

  • CO form A: hàng xuất khẩu sang các nước cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP
  • CO form B: hàng xuất khẩu sang tất cả các nước, cấp theo quy định xuất xứ không được hưởng ưu đãi
  • CO form D: hàng xuất khẩu sang các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định CEPT
  • CO form E: hàng xuất khẩu sang Trung Quốc hoặc ngược lại và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Trung Quốc (ASEAN + 1)
  • CO form S: hàng xuất khẩu sang Lào thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định Việt Nam – Lào
  • CO form AK: hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc hoặc ngược lại và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN-Hàn Quốc (ASEAN + 2)
  • CO form AJ: hàng xuất khẩu sang Nhật Bản hoặc ngược lại và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN-Nhật Bản (ASEAN + 3)
  • CO form VJ :Việt nam – Nhật Bản
  • CO form GSTP: hàng xuất khẩu sang các nước tham gia hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu (GSTP) cho Việt Nam hưởng ưu đãi GSTP
  • CO form ICO: cấp cho sản phẩm từ cà phê trồng và thu hoạch tại Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các nước theo quy định của Tổ chức cà phê thế giới (ICO)
  • CO form T: Cấp cho hàng dệt may xuất khẩu sang EU theo hiệp định dệt may Việt Nam-EU
  • CO form Mexico: (thường gọi là anexo III) cấp cho hàng dệt may, giày dép xuất khẩu sang Mexico theo quy định của Mexico
  • CO form Venezuela: cấp cho hàng xuất khẩu sang Venezuela theo quy định của Venezuela
  • CO form Peru: cấp cho hàng giày dép xuất khẩu sang Peru theo quy định của Peru
  • CO form AANZ: ASEAN – Australia – New Zealand
  • CO form VC: Việt Nam – Chile
  • CO form AI :ASEAN – Ấn Độ
CO mẫu VJ
CO mẫu VJ

CQ là gì?

CQ (hay C/Q) là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Certificate of quality dịch ra là giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn của nước xuất khẩu hoặc quốc tế.

Mục đích của chứng chỉ CQ

CQ giúp chứng minh hàng hóa sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố kèm theo hàng hóa đó. Hầu hết các cơ quan chứng nhận sản phẩm đều được công nhận theo tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC Guide 65:1996.
Ngoài ra các bạn có thể tìm hiểu về tiêu chuẩn ASTM trong ngành thép không gỉ.
Tuy nhiên, chứng từ này không bắt buộc phải có trong hồ sơ khai hải quan. Trừ một số mặt hàng quy định bắt buộc phải có trong hồ sơ đăng ký. Chứng chỉ chất lượng CQ rất quan trọng cho cả nhà sản xuất và cả khách hàng của họ. Giúp xác nhận chất lượng của vật liệu có đáp ứng thông số kỹ thuật như công bố hay không.

Tại sao các sản phẩm hàng hóa cần có chứng chỉ CO CQ?

  • Việc yêu cầu chứng chỉ CO CQ cho sản phẩm nhập khẩu giúp đảm bảo chất lượng cho công trình. Căn cứ nội dung thoã thuận trong hồ sơ dự thầu, hợp đồng thi công.
  • Đối với CO, đơn vị sản xuất có quyền công bố tiêu chuẩn áp dụng cho hàng hóa của mình. Hoặc họ có thể cấp giấy chứng chỉ xuất xưởng. Tức là giấy chứng tỏ hàng hóa này là đợn vị đó sản xuất đúng chuẩn. Nó không phải là hàng giả, đơn vị đó chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa đó.
  • Còn giấy CQ phải do cơ quan độc lập có chức năng cấp cho hàng hóa đó.
  • Hiểu rõ CO CQ là gì rất cần thiết đối với người làm thủ tục hải quan. CO CQ cho biết nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất tại quốc gia nào đó. Việc này giúp nhà nhập khẩu biết hàng có được hưởng ưu đãi đặc biệt hay không. 
  • Ví dụ:
Nếu hàng từ các nước ASEAN, có C/O form D, thì có thể được hưởng thuế ưu đãi đặc biệt. Nghĩa là thuế thấp hơn mức không có C/O.

C/C là gì?

Sau khi tìm hiểu CO CQ là gì,  trong hồ sơ nhập khẩu đôi khi còn có chứng chỉ CC.
Thuật ngữ CC là viết tắt của cụm từ Certificate of Conformity, là chứng nhận sản phẩm hợp quy. Chứng chỉ này chỉ chứng nhận một sản phẩm đơn lẻ. Tuy nhiên, tùy theo thỏa thuận giữa bên mua và bên bán mà có thể chỉ cần chứng chỉ CC.
Khi sản phẩm này được kết nối, lắp ráp với các sản phẩm khác tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh. Bạn buộc xuất trình CQ chứng nhận quy trình tạo sản phẩm là hợp lệ, đúng tiêu chuẩn. Chứng nhận CQ do doanh nghiệp bạn tự xây dựng. Sau đó trình tổ chức đánh giá cấp giấy chứng nhận. Vì vậy khách hàng sẽ có niềm tin hơn vào sản phẩm hoàn chỉnh của bạn.

Chứng chỉ CO CQ liệu có đủ để tạo sự tin cậy về sản phẩm?

Sau khi bên mua nhập khẩu một lô sản phẩm hay vật liệu bất kỳ. Ngoài việc có được đầy đủ chứng từ xuất nhập khẩu thì phải mang mẫu đi kiểm tra chất lượng. Đặc biệt là đối với những công trình lớn có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cộng đồng.
Hy vọng sau bài viết này bạn đã hiểu được một số khái niệm như CO CQ là gì? CC là gì? Và có thể áp dụng vào công việc của mình.